Nội Dung Chính
Máy lọc không khí là sản phẩm có chức năng làm sạch không khí, với cơ chế hút bụi bẩn, khí độc, vi khuẩn, vi sinh vật mà mắt thường không thể thấy được.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người dùng thường bỏ quên khâu vệ sinh máy khiến không khí không được lọc sạch, khiến máy lọc không khí nhanh hư hỏng. Vậy thời gian bao lâu bạn nên vệ sinh máy lọc không khí và cách vệ sinh ra sao? Để máy luôn hoạt động tốt, đem lại luồng không khí trong sạch cho gia đình và bảo vệ sức khỏe của từng thành viên.
Thời gian nên vệ sinh – làm sạch máy lọc không khí
Cơ chế làm việc của máy lọc không khí chính là hút không khí bẩn xung quanh qua màng lọc khí tiếp đó không khí sạch sẽ theo 3 lỗ thoát khí bên hông máy và trên đầu máy tỏa ra ngoài.
Với một số máy được thiết kế tiên tiến phát ra ion âm kèm theo, phá vỡ cấu trúc vi khuẩn trong không khí bảo vệ bạn cùng gia đình khỏi những tác hại của vi khuẩn . Vì vậy mà công việc vệ sinh máy lọc không khí cần chú ý, nếu không được làm sạch một cách hiệu quả thì chất lượng lọc sạch không cao.
Bên cạnh đó, những tầng lớp vi khuẩn bụi bẩn chồng chất, dày đặc bám xung quanh phần màng lọc chính là nguyên nhân khiến bạn dễ mắc những bệnh liên quan đến đường hô hấp. Vì vậy, theo khuyến cáo của nhà sản xuất cũng như Maxbuy, việc vệ sinh máy lọc không khí nên được thực hiện 1 lần/tháng. Thậm chí với những khu vực ở mức cảnh báo về tình trạng ô nhiễm không khí thì số lần vệ sinh làm sạch máy có thể tăng lên đảm bảo hiệu suất làm việc của máy và luồng không khí trong lành.
Cách thức vệ sinh máy lọc không khí
Để đảm bảo an toàn trước khi thực hiện vệ sinh máy lọc không khí bạn nên ngắt nguồn điện, chắc chắn không còn điện đi vào máy, đảm bảo an toàn tránh để bị giật điện.
Sau đó, dùng một miếng vải cotton lau sạch phần bên ngoài máy và phần thân máy. Rồi nhẹ nhàng tháo bộ phận màng lọc của máy ra vệ sinh. Đối với các dòng máy lọc không khí Sharp, Coway, Hitachi bạn nên cẩn thận khi thực hiện tháo dỡ, không tác dụng lực quá mạnh làm nứt, vỡ màng lọc.
Đồng thời dùng chổi quét chuyên dụng, kết hợp với máy hút bụi loại nhỏ hút sạch bụi bẩn tại những lỗ thoát khí trên máy lọc. Chú ý không dùng chất tẩy, rửa mạnh tránh làm bào mòn, ảnh hưởng đến độ bền chắc và tính năng lọc bụi của màng lọc khí.
Cuối cùng, với những màng lọc khác như màng lọc thô, màng lọc nước, màng lọc thủy tinh… bạn có thể tháo rời và ngâm rửa bình thường với nước khoảng 10 phút.
Màng lọc không khí là bộ phận quan trọng của máy lọc không khí nên bạn cần chú ý vệ sinh thường xuyên, cũng như thay thế khi đã quá cũ. Tuổi thọ của từng loại tùy thuộc vào từng model, bạn cần đọc kỹ thông số kỹ thuật để có thể nắm được.
Những bước thực hiện vệ sinh máy lọc không khí
Bước 1: Ngắt nguồn điện cung cấp vào máy, sau đó tiến hành tháo những phần màng lọc của máy ra.
Bước 2: Sau khi tháo màng lọc ra bạn nên phân loại từng bộ phận để dễ dàng hơn trong việc vệ sinh chúng.
Bước 3: Dùng khăn cotton mềm, hoặc máy hút bụi mini vệ sinh các vị trí không khí ra vào đảm bảo luồng khí thông thoáng nhất. Đối với những máy có màng lọc than hoạt tính, màng lọc phấn hoa, bạn nên sử dụng chổi lông. Cần chú ý hút ngược chiều không khí vào nếu không sẽ phản tác dụng cũng như hỏng màng lọc khí.
Với màng lọc thô, màng lọc nước, thủy tinh thì bạn có thể ngâm nước hoặc dung dịch tẩy rửa không có hại cho máy. Cần chú ý với những loại máy lọc không khí có chức năng tạo ẩm, bạn cần vệ sinh cả phần khay đựng nước của máy.
Bước 4: Dùng tăm bông hoặc vải mềm để vệ sinh các vị trí cảm biến bụi trên máy để máy hoạt động một cách chính xác nhất.
Bước 5: Sau khi làm sạch và lau khô bạn hãy lắp lại theo trình tự. Sau đó ấn giữ nút “reset” khoảng 3 giây để máy khởi lại. Bạn chú ý ở bước này để máy hoạt động bình thường nếu không máy có thể báo lỗi.
Tuy tuổi thọ của máy lọc không khí tương đối cao (2 – 10 năm), tuy nhiên sau một quá trình hoạt động chất lượng máy lọc không khí sẽ giảm là lúc bạn cần thay thế phần màng lọc, nếu thấy vẫn không hiệu quả thì đó là lúc bạn cần thay thế cho mình một chiếc máy lọc không khí mới… mang đến luồng khí trong lành cho chính bạn và những người thân.