Nội Dung Chính
Mâm ngũ quả là nét văn hóa truyền thống mỗi dịp tết đến xuân về. Mâm ngũ quả không chỉ để dâng lên bàn thờ tổ tiên mà còn đem đến may mắn, tài lộc cho gia chủ. Tuy nhiên với mỗi vùng miền sẽ có những cách bài trí mâm ngũ quả tết khác nhau. Cùng maxbuy.com.vn tìm hiểu về cách bày mâm ngũ quả ngày tết Nguyên Đán trọn vẹn, đầy đủ sau đây.
Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết
“Mâm ngũ quả” tức là sẽ có 5 thứ quả khác nhau được bày lên bàn thờ gia tiên. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc ngũ hành và cách sắp xếp của chúng. Cùng tham khảo ý nghĩa của các loại quả nên có trên bàn thờ gia tiên:
+ Nải chuối xanh: tượng trưng cho sự sum vầy, quây quần, đầm ấm, bao bọc và chở che cho nhau trong gia đình.
+ Quả bưởi: mong muốn an khang thịnh vượng, sức khỏe dồi dào.
+ Quả phật thủ: hình ảnh bàn tay phật chở che cho cả gia đình.
+ Quả lê: tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến (Hoặc vị thanh ngọt ngụ ý rằng mọi việc luôn trơn tru, suôn sẻ).
+ Cam, quýt: tượng trưng cho sự thành đạt.
+ Quả quất: tượng trưng sự sung túc, gia chủ ăn nên làm ra.
+ Quả táo: phú quý, giàu sang.
+ Quả lựu: nhiều hạt tượng trưng cho con đàn cháu đống.
+ Quả đào: thể hiện sự thăng tiến.
+ Quả thanh long: được ví như hình ảnh rồng mây hội tụ thể hiện sự phát tài phát lộc.
+ Quả dưa hấu: căng tròn, mát lành mang đến sự ngọt ngào, may mắn.
+ Quả sung: gắn liền với sự sung túc, sung mãn về sức khỏe và tiền bạc.
+ Quả đu đủ: tượng trưng cho tiền bạc và tài lộc đủ đầy, thịnh vượng.
+ Quả xoài: có phát âm giống như “xài” cho nên mang ý nghĩa cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.
Lưu ý: Các bạn tuyệt đối không nên để chuối đã chín, loại quả có gai, mùi hắc hay mùi nồng nặc vào mâm ngũ quả.
Cách bày mâm ngũ quả ngày tết đủ đầy và trọn vẹn của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam
Cách bày mâm ngũ quả của người miền Bắc
Người dân miền Bắc thường bày mâm ngũ quả theo quan niệm ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Theo đó là sự kết hợp của 5 màu chủ đạo là Kim trắng, Mộc xanh, Thủy đen, Hỏa đỏ, Thổ vàng với mong ước được hưởng ngũ phúc.
Cách bày mâm ngũ quả của người Nam
Khác với người Bắc, người Nam lại bày mâm ngũ quả theo tên gọi phát âm của các loại quả. Nên trong mâm ngũ quả của họ thường có mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung. Theo cách phát âm của người miền Nam đọc thành là “Cầu vừa đủ xài sung” hay “Cầu sung vừa đủ xài” với mong ước cuộc sống luôn đầy đủ, sung túc, bình an.
Theo cách phát âm đó mà người Nam không bày trên mâm ngũ quả một số loại quả sau:
+ Quả chuối: đọc gần giống “chúi” tức làm ăn không phất lên được.
+ Quả táo: đọc là quả “bom”, khiến đổ bê, làm ăn thất bại.
+ Quả lê: được hiểu thành lê lết, khó khăn.
+ Quả cam: được hiểu thành cam chịu.
Mâm ngũ quả tết người miền trung có gì?
Mâm ngũ quả tết của người miền trung là sự giao thoa giữa 2 miền Bắc, Nam. Họ bài trí mâm ngũ quả ngày tết vô cùng đơn giản, không kiêng kị như người miền Nam, cũng không câu nệ ngũ hành như miền Bắc.
Hình thức ý nghĩa không quan trọng mà chỉ cần tươi ngon, đẹp mắt thể hiện được lòng thành tâm dâng kính tổ tiên. Vì vậy mà mâm ngũ quả ngày tết của người miền Trung vô cùng phong phú, có gì cúng nấy. Như chuối, mãng cầu, sung, đu đủ, xoài, dừa, dứa, bưởi,…
Xem thêm: Tổng hợp những điều kiêng kỵ trong ngày tết Nguyên Đán nên tránh