Nội Dung Chính
Xe đẩy hàng ngày càng trở nên thân thuộc với cuộc sống hằng ngày từ những công việc trong gia đình. Vận chuyển đơn giản nhẹ nhàng đến những công việc vận chuyển lớn hơn như những công việc tại siêu thị hay công trường xây dựng. Trong quãng đường di chuyển, không chỉ ở những đoạn đường gồ ghề mà ngay cả những nơi bằng phẳng cũng có rất nhiều những vật cản và chướng ngại vật. Vì vậy mà việc va chạm hay vấp phải những chướng ngại vật trên đường đi với các bộ phận là khó tránh khỏi. Trong khi di chuyển, bạn cần chú ý một số bộ phận khi va chạm để tránh bị biến dạng ảnh hưởng đến kết cấu của xe.
Mặt sàn của xe đẩy hàng
Trên thị trường hiện nay cung cấp 2 loại mặt sàn xe đẩy hàng đó là xe đẩy hàng sàn nhựa và xe đẩy hàng có mặt sàn inox. Người dùng thường lo lắng rằng mặt sàn bị cong vênh hay bị vỡ và biến dạng khi va đập mạnh. Trong khi chọn mua và dùng nhiều người dùng e ngại rằng độ bền cũng như chịu lực sàn nhựa kém. Tuy nhiên trong khi nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm nhà sản suất đã nghiên cứu về độ chịu lực, va đập của sàn nên không kém gì so với sàn inox.
Cần chú ý trong quá trình vận chuyển, hàng hóa để trên mặt sàn xe không vượt quá tải trọng xe. Nếu không sau quá trình sử dụng dễ làm mặt sàn trũng xuống và làm cong vênh mất đi trạng thái vốn có của xe. Bên cạnh đó bạn cần chú ý khi di chuyển không nên cố đẩy xe qua nhưng khu vực quá nhỏ, hẹp khiến sàn xe bị va chạm với tường và những vật xung quanh gây xây xước và cong vênh sàn xe.
Phần tay vịn – tay đẩy của xe
Phần tay vịn của xe đẩy hàng là nơi người dùng lực và tác động trực tiếp lên xe giúp xe di chuyển. Phần tay vịn nếu như bị cong, gập mất đi hình dạng ban đầu thì trong khi làm việc lực tác động lên xe sẽ không được đều. Trường hợp này gây khó khăn và người dùng sẽ cần dùng một lực tương đối lớn để có thể đẩy xe di chuyển tạo lên sự nặng nhọc và mệt mỏi khi làm việc. Vì vậy cần chú ý không dùng búa hay bất kỳ vật cứng đập lên tay vịn hay thành xe. Khi dùng đặt tay cân và tác dụng lực đều lên xe để xe di chuyển dễ hơn bên cạnh đó phần tay cầm không bị lệch đảm bảo hoạt động của xe.
Phần bánh xe đẩy hàng
Là bộ phận trực tiếp giúp xe di chuyển và tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Không chỉ di chuyển trên những khu vực bằng phẳng mà còn cả những đoạn đường gồ ghề nhiều gạch đá nên nên bánh xe đẩy hàng thường xuyên gặp phải những chướng ngại vật trong quá trình di chuyển. Đây cũng là bộ phân dễ bị biến dạng nhất. Trong khi di chuyển cần chú ý hạn chế va phải gạch đá trên đường tránh làm xóc xe làm phần càng bánh xe bị lỏng và cong vênh gây hiện tượng đảo vành và lắc xe.
Cũng cần chú ý chở đúng trong tải của xe để phần bánh xe không phải làm việc quá tải thường xuyên. Bên cạnh đó, sau khi dùng bạn nên kiểm tra gỡ bỏ hết phần dây quấn và những bị vật bám vào bánh xe trong khi di chuyển giúp xe di chuyển dễ dàng hơn.