Thực phẩm có thể được đông lạnh theo 2 cách: đông lạnh nhanh và chậm.
Đông lạnh nhanh thường được dùng ở các cơ sở chế biến thực phẩm. Để đạt được nhiệt độ -18 độ C, chỉ mất từ 30 phút đến 3 giờ, sử dụng luồng hơi lạnh thổi qua thực phẩm. Phương pháp này giúp tạo ra các mẩu tinh thể nước đá nhỏ, nhờ đó các tế bào trong thực phẩm ít bị phá hủy hơn các tinh thể nước đá to.
Đông lạnh chậm là phương pháp mà chúng ta áp dụng hằng ngày ở tủ lạnh gia đình. Thời gian cần thiết để đạt được nhiệt độ thích hợp cho việc đông lạnh (-18 độ C) là từ 3-72 giờ.
Tủ đông với công suất lớn
Trên thị trường tủ đông dân dụng chuyên dùng cho gia đình, nhà hàng thường có dung tích từ 128 500 lít, chiều cao từ 80 100cm, giá từ 2,5 8 triệu đồng/cái, với các thương hiệu như Sanaky, Alaska…
Bên trong tủ đông, các hãng sản xuất tuỳ theo nhu cầu của người sử dụng mà có những thiết kế phù hợp như loại hai ngăn: một ngăn làm lạnh cực độ và ngăn làm mát hoặc thiết kế những khay đựng phân loại thực phẩm trên dưới, cũng có khi bên trong tủ đông được chia cấp bậc thang hai nấc. Ngoài ra tủ đông có thể được gắn thêm bánh xe, lỗ thoát nước để thuận tiện di chuyển hoặc làm vệ sinh trong nhà.
Với thiết kế phổ biến của tủ đông là hai cửa trượt bằng kính nằm phía trên, một số trang bị thêm hai cánh cửa lật mở theo dạng cánh bướm. Thiết kế phổ biến của tủ đông là hai cửa trượt bằng kính nằm phía trên. Có loại còn trang bị thêm hai cánh cửa lật mở theo dạng cánh bướm. Với các loại cửa trượt ngang còn được trang bị thêm loại khoá cài cửa kính, hoặc loại cánh bướm sẽ có ổ khoá đặt bên thân tủ để hạn chế đóng mở tủ.
Nhân viên kỹ thuật điện lạnh cho biết : “Người dùng mua tủ đông có thể kéo dài thời gian lưu thực phẩm tuỳ loại từ 3 6 tháng. Tủ đông thường được đặt ở hai công suất từ 0 50C dành cho bảo quản thực phẩm và công suất cao từ âm 18 đến âm 100C dùng cho thực phẩm chế biến như hải sản. Về mức tiêu thụ điện, nếu đặt tủ đông ở nhiệt độ bảo quản thực phẩm sẽ tiết kiệm hơn công suất cao vì máy vận hành đều, tiết kiệm điện”.
Các loại tủ đông đều có quá trình đông lạnh, đóng tuyết nên nếu sử dụng lâu dài cần phải thực hiện xả đông, làm vệ sinh tủ để khử mùi, khử khuẩn lâu ngày bám trong tủ. Bình quân từ 3 6 tháng tuỳ theo nhu cầu sử dụng. Nếu không xả đông, lâu ngày có thể làm ảnh hưởng đến công suất hoạt động của máy, khiến tủ đông không thể duy trì nhiệt độ theo mức quy định được, vừa tốn điện vừa dễ hư hỏng tủ.
Tủ đông lạnh để bảo quản thức ăn chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định nhằm bảo đảm chất lượng tối đa, quá thời hạn này, thực phẩm kể như quá hạn. Tuy nhiên cần chú ý những thực phẩm không nên bảo quản bằng đông lạnh như: bắp cải, cần tây, sản phẩm trứng, rau câu…