Nội Dung Chính
Hỏa hoạn là điều không ai mong muốn sẽ xảy đến với bản thân và gia đình. Có nhiều khi bạn đã làm đủ mọi cách mà vẫn không thể ngăn hiểm họa ập đến. Cháy lan từ nhà hàng xóm, chập cháy mạng lưới điện của khu dân cư… Không có gì là không thể xảy ra.
Đáng buồn là rất nhiều vụ cháy đã để lại những con số thương vong đáng kể. Thiệt mạng trong đám cháy không chỉ là sự bất hạnh với nạn nhân. Mà đó còn là nỗi ám ảnh cả đời đối với người thân và những người chứng kiến.
Ám ảnh hỏa hoạn chỉ từ sự chủ quan
Hỏa hoạn liên tiếp
Đầu tháng tư, vụ cháy xảy ra trên phố Tôn Đức Thắng (Hà Nội) khiến 4 người tử vong, bao gồm cả trẻ em và phụ nữ có thai. Khi vụ việc còn chưa kịp lắng xuống, mới đây trên địa bàn quận 11 (HCM) lại vừa xảy ra một vụ hỏa hoạn kinh hoàng. Đám cháy đã cướp đi sinh mạng của 8 người, trong đó có nhiều trẻ em. Nguyên nhân tử vong của các nạn nhân trên đều là do mắc kẹt và ngạt khói. Đã có rất nhiều luồng ý kiến cho rằng sự chủ quan cũng góp phần dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
_Nguồn: Báo Tuổi Trẻ_
Nguyên nhân từ sự chủ quan
Tầng 1 của căn nhà 311 Tôn Đức Thắng là cửa hàng bán đồ trẻ em, trong đó đa số là tã bỉm và một số mặt hàng dễ cháy khác. Khi có sự cố chập điện, ngọn lửa nhanh chóng bén vào các vật dụng này khiến đám cháy bùng rất lớn. Đây là nơi kinh doanh kết hợp với nhà ở, nguy cơ xảy ra cháy rất cao nhưng lại không có biện pháp dự phòng.
Vụ cháy gần đây ở quận 11 (HCM) cũng có nguyên nhân tương tự. Tầng một của căn nhà dùng làm xưởng sản xuất xi đánh bóng gạch, vật liệu chính là sáp nến và dầu hỏa. Do đó chỉ cần một mồi lửa rất nhỏ cũng đủ biến cả căn nhà thành ngọn đuốc trong chốc lát. Hơn nữa, cơ sở này không có đăng ký kinh doanh. Do đó rất khó để kiểm định về độ an toàn khi sản xuất, cũng như biện pháp chữa cháy dự phòng.
Nhắc đến những vụ việc trên, ai cũng sẽ cảm thấy rất xót thương các nạn nhân xấu số. Nhưng đó cũng là hồi chuông cảnh báo cho tất cả chúng ta về nguy cơ hiểm họa ập đến.
Bất lực trước hỏa hoạn
Có thể nói, đa số nạn nhân tử vong từ các vụ cháy đều không có khả năng thoát hiểm một cách chủ động. Tỉ lệ tử vong do ngạt khói rất cao. Có thể nói thời gian là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với nạn nhân đang mắc kẹt bên trong một đám cháy. Chưa kể những trường hợp không có cửa thoát hiểm, nạn nhân chỉ có một lối ra duy nhất là cửa ra vào. Lúc này sẽ rất khó để những người xung quanh hoặc lực lượng chức năng kịp thời ứng cứu. Vậy nên nguy cơ nạn nhân bị ngạt khói là rất cao.
Chưa kể là hiểm họa có thể xảy ra khi nạn nhân đang ngủ say. Sẽ rất nguy hiểm vì khói độc sẽ khiến cho nạn nhân rơi vào trạng thái hôn mê trước khi kịp thức dậy để phát hiện ra đám cháy. Ví dụ như vụ cháy nhà trọ ở phường Khương Thượng (Hà Nội) hồi đầu tháng 2 làm chết 4 thanh niên thuê trọ. Có thể nói, kiểu sự cố này được ví như cái hố chôn vô hình dành cho các nạn nhân xấu số.
Nói đến đây, chắc hẳn chúng ta đều nhận thấy sự bất lực khi sự cố bất ngờ ập tới. Sẽ thế nào nếu chính bạn phải bất lực nhìn ngon lửa ngăn cách mình và người thân quen. Đừng để bản thân và gia đình chỉ biết hoảng loạn trong hiểm họa. Bạn có muốn trang bị thêm kiến thức để có thể chủ động trong mọi tình huống?
Các biện pháp thoát hiểm chủ động và an toàn
Giảm thiểu nguy cơ sinh ra ngọn lửa
Đầu tiên, người dân cần nghiêm túc xem xét lại môi trường sống để phát hiện ra các nguy cơ chập cháy. Tiếp đến, nếu không may hỏa hoạn vẫn xảy ra thì phải có biện pháp phát hiện kịp thời để tăng thêm thời gian thoát nạn. Thiết bị báo cháy có thể giúp ích trong trường hợp này. Nếu muốn hạn chế thương vong, trước hết phải ngăn không cho hỏa hoạn xảy ra.
Có thể bạn quan tâm: Những mối nguy cơ cháy nổ trong chính căn nhà bạn
Bình tĩnh trong tình huống xấu
Thêm nữa, các thành viên trong gia đình đều cần được giáo dục về các kỹ năng thoát hiểm. Khi ngọn lửa đang bùng lên, hãy ngay lập tức vận dụng các kỹ năng cơ bản. Hãy cúi thấp người, dùng khăn hoặc quần áo để bịt mũi, tránh hít phải khói độc. Tốt nhất là trang bị sẵn mặt nạ chống độc đủ cho cả gia đình. Đồng thời, hãy tìm lối thoát hiểm gần nhất để nhanh chóng ra khỏi đám cháy.
Tuy nhiên, càng ở trên cao thì việc thoát hiểm càng khó khăn hơn. Đã có những vụ việc người gặp nạn phải nhảy từ trên cao xuống gây thương tích nặng nề. Nhưng điều này không thể ứng dụng được với tất cả các đối tượng. Hoặc nếu bạn đang ở vị trí rất cao. Lúc này , bạn sẽ cần đến các thiết bị hỗ trợ thoát hiểm.
Thiết bị tối ưu dành cho bạn
Dây thoát hiểm Nikawa là thiết bị thông minh dành cho nhà cao tầng. Đây là giải pháp phù hợp với cả những đối tượng đặc biệt. Có thể kể đến như người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em và người tàn tật. Dây đai có khả năng tự cố định cơ thể. Do đó, người dùng chưa được đào tạo kỹ năng thoát hiểm vẫn có thể sử dụng được. Thậm chí những đối tượng sức khỏe yếu vẫn có thể yên tâm về độ an toàn của dây đai. Sử dụng dây thoát hiểm rất đơn giản và nhanh chóng. Bạn chỉ mất khoảng thời gian chỉ vỏn vẹn trên dưới 30 giây để thoát khỏi đám cháy. Thiết bị này đã vượt qua loạt quy trình kiểm định về độ an toàn của Cục Cảnh sát PCCC Hà Nội.
Hy vọng bài viết sẽ gợi ý cho bạn cách để có thể chủ động hơn khi đối phó với sự cố hỏa hoạn. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và lắp đặt sản phẩm nhanh nhất.