Nội Dung Chính
Thay thế cho những dòng xe đẩy hàng cũ cồng kềnh là những dòng xe đẩy hàng gấp gọn với tải trọng lại chẳng hề thua kém. Trong quá trình sử dụng xe đẩy hàng gấp gọn, ngoài phần bánh xe tiếp xúc trực tiếp mặt đất thì phần tay cầm lại là phần người dùng trực tiếp tác động lực lên đó. Do vậy mà người dùng thường gặp lỗi đối phần tay cầm của xe đẩy hàng. Tham khảo ngay những lỗi thường gặp với tay cầm xe đẩy hàng gấp gọn và biện pháp khắc phục trong bài viết này nhé.
1/ Lỗi tay cầm xe đẩy hàng không gấp lại được
Đây là một trong những lỗi thường gặp với phần tay cầm của xe đẩy hàng. Nguyên nhân gây hiện tượng này có thể do:
- Người dùng mới sử dụng nên chưa biết cách gấp tay của xe đẩy nên trong lúc gập xuống không đúng khớp và không thể gấp lại được.
- Do xe đã sử dụng lâu ngày nên phần lò xo tại chỗ khớp gập bị rơ, rỉ séc khiến người dùng khó hoặc không thể gập phần tay cần xuống được.
2/ Tay cầm của xe đẩy hàng bị lỗi
Đây là trường hợp hy hữu xảy đến nhưng không phải là không thể xảy ra. Trường hợp phần tay cầm lỗi xảy đến chủ yếu tại điểm khớp gập, hoặc lò xo bị thiếu khiến bạn gặp khó khăn khi gấp lại tay cầm hoặc không gập lại được.
3/ Lỗi không rút được với những dòng xe đẩy hàng có tay cầm rút
Hiện tại trên thị trường có một số dòng xe đẩy hàng 2 bánh và 4 bánh phần tay cầm được thiết kế dạng tay cần rút. Với 2 – 3 khấc rút lên giúp người dùng có thể tùy chỉnh độ cao sao cho phù hợp. Tuy nhiên, khi sử dụng mẫu xe đẩy hàng gấp gọn này, người dùng thường mắc kẹt với phần tay cầm khi kéo lên hay thu xuống.
Điều này có thể do xe sử dụng lâu ngày nên các khớp rút không được bôi trơn dẫn đến hiện tượng kẹt rít. Hoặc do phần ốc nối của xe bị tuột hoặc bị mất dẫn đến người dùng không thể gấp lại phần tay cầm của xe.
Cách khắc phục khi tay cầm xe đẩy hàng bị hư hỏng
Những lỗi thường gặp với tay cầm của xe đẩy hàng tương đối dễ khắc phục, người dùng có thể tự khắc phục tại nhà với những lỗi đơn giản.
- Với trường hợp mới sử dụng chưa biết cách gấp tay cầm, người dùng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Bên cạnh đó, thực hiện gấp tay cầm xuống bằng cách dùng chân giẫm nhẹ lên phần thanh lẫy đồng thời kết hợp với tay gập tay lại.
- Riêng với những dòng xe đẩy hàng sử dụng tay cầm rút, bạn nên ấn phần nấc khóa để có thể thu lại dễ dàng hơn.
- Trường hợp tay cầm của xe khó có thể gấp gọn lại được do những bộ phận như: lò xo hay những khớp gập của xe bị han rỉ bạn nên chủ động tra dầu, bôi trơn hoặc chủ động thay thế nếu như phần khớp nối này quá cứng mà mất đi cử động hay độ đàn hồi.
- Với trường hợp tay cầm của xe bị bong tróc, bị han rỉ, bạn nên làm sạch những phần bị han rỉ sau đó sơn lại để bảo vệ tốt hơn.
Ngoài ra, để xe đẩy hàng gấp gọn hoạt động trơn tru bạn nên thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng theo định kỳ. Kiểm tra vệ sinh làm sạch sau mỗi lần sử dụng, loại bỏ dị vật vướng vào xe và những bộ phận khác.
Bên cạnh đó, đối với những bạn đang có nhu cầu mua xe đẩy hàng gấp gọn thì cần chú ý và quan sát thật kỹ những bộ phận của xe, không chỉ phần tay cần mà còn cả những bộ phận khác của xe như bánh xe, tải trọng, sàn xe đẩy, các chi tiết ốc, vít,… để đảm bảo mua được chiếc xe đẩy hàng giá rẻ chất lượng nhất.
Tham khảo thêm: Top 5 xe đẩy hàng 4 bánh 300kg giá rẻ bán chạy tại TPHCM