Nội Dung Chính
Van 2 chiều là gì? Ứng dụng của van 2 chiều
Van 2 chiều là dòng van công nghiệp sử dụng cho tất cả các môi trường như nước, khí, hơi. Khác với dòng van 1 chiều, chỉ cho phép lưu chất đi qua và ngăn chảy ngược lại. Đây là dòng van đóng mở lưu chất theo hai chiều, tức là van cho phép lưu chất đi ra và đi vào theo cả hai chiều.
Van 2 chiều là tên gọi chung của các dòng van cổng, van bi và van bướm. Đây đều là những dòng van cho phép lưu chất lưu thông qua cả hai chiều. Tùy vào hệ thống và điều kiện làm việc của chúng mà chúng ta lựa chọn loại van cho phù hợp.
Thông thường trong các hệ thống hiện nay, khi cần sử dụng đến van 2 chiều thì người ta thường dùng van bướm hoặc van cổng. Van bi được sử dụng trong các hệ thống vừa và nhỏ do giá thành cao.
Các dòng van 2 chiều có thể được lắp đặt thêm các bộ truyền động. Khi này chúng sẽ được điều khiển hoàn toàn tự động. Có hai dòng van phổ biến đó là van 2 chiều điều khiển điện và van 2 chiều điều khiển khí nén.
Các dòng van 2 chiều hiện nay
Van cổng
Là dòng van có thiết kế đối xứng hai bên, van cho phép lưu chất lưu thông qua hai chiều. Van cổng có cơ chế đóng mở bằng cách nâng hạ đĩa van như một cánh cổng. Van còn có tên gọi khác là van cửa hoặc van chặn.
- Mặt bích kết nối với đường ống: Tiêu chuẩn BS, JIS, DIN
- Thân van (Body): Gang, thép, inox là phần chịu áp lực cho toàn bộ van
- Cánh van (Gate): Nằm giữa van, làm bằng gang, inox hoặc cánh cao su có bọc đệm làm kín, đảm bảo khi đóng lưu chất không rò rỉ qua van
- Trục van (Stem): Liên kết cánh van với tay quay của van, có ren ở phần liên kết với tay quay
- Vô lăng (Handwwhell): Tay vặn trợ lực giúp vận hành van một cách dễ dàng
Ưu – nhược điểm van cổng 2 chiều
Ưu điểm
Việc vận hành đóng/mở van cổng 2 chiều rất nhanh chóng, đơn giản. Khi điều khiển van chúng chuyển động vuông góc với dòng lưu chất nên giúp tiết kiệm năng lượng tối ưu.
Loại van cổng 2 chiều được thiết kế với phần thân thẳng, cho nên không tạo ra độ kháng chất lỏng. Và nhờ đó lưu chất khi đi qua van không bị thay đổi hướng hay dòng chảy.
Một ưu điểm của van cổng 2 chiều là quá trình đóng mở từ từ. Nó giúp hạn chế những chấn động mạnh cho hệ thống. Góp phần bảo đảm sự an toàn cho các thiết bị cũng như toàn bộ hệ thống.
Van cổng hiện được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ dân dụng cho đến các hệ thống đường ống công nghiệp đều áp dụng dòng van cổng 2 chiều.
Nhược điểm
Chỉ nên sử dụng để đóng/mở dòng chảy hoàn toàn, không được sử dụng để điều tiết dòng lưu chất.
So với các loại van khác van cổng 2 chiều có kích thước lớn hơn nên chiếm diện tích khi lắp đặt.
Phần đĩa và đế van khi hoạt động có tạo ra sự ma sát. Vì vậy mặt đệm làm kín dễ bị hư và phải thay thế theo định kỳ.
Cấu tạo của van cổng 2 chiều phức tạp hơn nhiều so với các dòng van cổng khác.
Tham khảo thêm :Sự khác nhau giữa van 1 chiều và van 2 chiều
Van bướm
Có thiết kế đối xứng tương tự như van cổng. Van bướm có cơ chế đóng mở dạng xoay. Đĩa van quay một góc 90 độ để mở hoặc chặn hoàn toàn dòng lưu chất. Đây là loại van có giá thành rẻ và cơ chế hoạt động tương đối đơn giản.
- Đĩa van (Disk): được làm từ kim loại thép không gỉ có hình tròn dạng ép phẳng, là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lưu chất với chức năng có thể định vị các góc mở khác nhau.
- Gioăng (Seat): được làm từ Teflon, NBR, EPDM có dạng hình tròn được đặt giữa mặt bích cửa van và mặt bích của đường ống giúp làm kín cho toàn bộ hệ thống.
- Tay gạt – tay quay (vô lăng) được làm từ kim loại tổng hợp là bộ phận dùng để thao tác mở đóng lên van tạo ra các góc mở đóng theo yêu cầu
- Thân van (Body): là dạng ống được làm từ thép, gang, inox, nhựa được đúc liền cùng các tai bích để bắt lỗ bu lông cố định vị trí với đường ống
Van bi
Tuy không có thiết kế đối xứng nhưng van bi vẫn là dòng van hai chiều. Bi van được đục lỗ cho phép lưu chất đi qua. Khi cần đóng van, xoay ngang bi van giúp nó chặn hoàn toàn dòng lưu chất. Van bi có cơ chế đóng mở quay góc 90 độ tương tự như van bướm.
Ứng dụng của van nước 2 chiều
Van nước 2 chiều được ứng dụng chủ yếu với mục đích duy nhất đó là ngăn chặn và mở cho dòng nước chảy qua. Và chúng có chức năng tiết lưu dòng chảy bằng cách mở to nhỏ khác nhau.
Với một loại van khác nhau như van bi, van bướm, van cổng hay van cầu chúng lại có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau trong khả năng đóng mở và tiết lưu dòng chảy của lưu chất.
Ví dụ: Van bi và van bướm có khả năng đóng mở van rất nhanh do trục van chỉ cần xoay một góc 90 độ, trong khi van cổng và van cầu phải xoay nhiều vòng quanh trục van để mở hết hành trình.
Tùy vào nhu cầu thực tế mà chúng ta lựa chọn loại sản phẩm phù hợp cho hệ thống của mình để sử dụng hiệu quả nhất.
Ví dụ: Van bi và van cầu thường dùng cho các hệ thống hơi và khí bởi hộ kín cao, ít bị dò rỉ. Trong khi van bướm và can cổng thường chỉ dùng cho hệ thống nước.
Ngoài ra các loại van 2 chiều còn được kết nối bộ điều khiển điện hoặc bộ điều khiển khí nén để đóng mở van tự động. Loại van này có thể cấp điện điều khiển van đóng mở dạng on off hoặc điều khiển van mở theo góc mở khác nhau để tiết lưu dòng chảy.
Mua van 2 chiều ở đâu
Hiện tại có rất nhiều đơn vị cung cấp van 2 chiều và đồng hồ nước. Để lựa chọn đơn vị cung cấp van uy tín và chất lượng cũng không phải là điều dễ dàng.
Nếu bạn còn phân vân và chưa tìm được cho mình loại van và đồng hồ phù hợp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. Với hơn 10 năm trong ngành cung cấp van và đồng hồ nước, công ty MAXBUY hiện đang là đơn vị dẫn đầu trong ngành cung cấp đồng hồ nước, van và phụ kiện ngành nước.
Các sản phẩm chúng tôi cung cấp luôn luôn cam kết chính hãng, đầy đủ chứng chỉ Co/Cq. Hỗ trợ giao hàng trên toàn quốc và bảo hành lên tới 12 tháng cho các sản phẩm chính hãng.