Vòng bi là một bộ phận trong cấu tạo của bánh xe đẩy hàng, nhất là những bánh có tải trọng lớn. Công dụng của nó là giúp giảm ma sát để bánh xe di chuyển trơn tru, dễ dàng hơn. Vậy vòng bi bánh xe đẩy là gì? Có những loại nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Vòng bi là một dạng của ổ đỡ trục có tác dụng giảm thiểu lực ma sát bằng cách chuyển ma sát trượt của 2 bộ phận tiếp xúc nhau khi chuyển động thành ma sát lăn giữa các con lăn hoặc viên bi được đặt cố định bên trong một khung hình khuyên.
Trong công nghiệp bánh xe nói chung và bánh xe đẩy nói riêng, các bánh xe tốt hoặc tải trọng lớn thường được lắp thêm vòng bi để giảm ma sát, di chuyển dễ dàng hơn.
Cấu tạo vòng bi gồm: Phớt + Vòng ngoài + Con lăn + Vòng cách + vòng trong + Phớt.
Chỉ cần có một chiếc vòng bi nhỏ cũng có thể giúp bánh xe hay các thiết bị chống đỡ và chịu tác dụng về lực theo nhiều hướng khác nhau.
Ma sát luôn là lực trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm suy giảm nguồn lực ban đầu của máy móc, hệ thống. Cũng chính vì thế mà hiệu suất lao động giảm đi. Nhờ có vòng bi đạn bạc, các thiết bị sẽ giảm lực ma sát rất lớn khiến cho nguồn lực và tốc độ máy nhanh hơn.
Vòng bi cũng có tác dụng truyền chuyển động cho máy hoặc hỗ trợ xoay cho các bộ phận của máy. Nhờ đó mà thiết bị sẽ hoạt động liên tiếp và ổn định.
Đây được đánh giá là chức năng quan trọng của vòng bi giúp các chi tiết không bị rời xa khỏi vị trí hoạt động.
Xem thêm: Bánh xe đẩy xoay 360: Ưu điểm và cách chọn mua
Vòng bi được sản xuất với nhiều chủng loại khác nhau nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu riêng của từng bộ phận trên máy móc.
- Vòng bi cầu: Là loại vòng bi thông dụng nhất bởi chúng có khả năng đáp ứng nhiều ứng dụng truyền động, lại dễ dàng tháo lắp. Vòng bi cầu có thể làm việc ở tốc độ cao, chịu tải trọng hướng kính tốt nhưng chịu tải trọng dọc trục chỉ ở mức độ thấp. Loại vòng bi này thường được bôi trơn sẵn và làm kín bằng phớt ở 2 mặt, sử dụng nhanh, an toàn. Tuy nhiên, vòng bi cầu sẽ nhanh giảm tuổi thọ nếu bị lắp lệch tâm hoặc bị chịu tải trọng dọc trục ngoài ý muốn.
- Vòng bi ống bạc: Bánh xe sẽ lăn trực tiếp trên ống trục hoặc ống bạc, có thể làm bằng thép hoặc nhựa, chịu nhiệt và chịu mài mòn tốt. Nhược điểm của loại vòng bi này là lực ma sát khá lớn, cần lực lớn để thắng được sức ì ban đầu.
- Vòng bi côn: Có khả năng chịu tải trọng cao và tốc độ cao, được sử dụng trong các ứng dụng có tải trọng 2 hướng: dọc trục và vuông góc với trục. Vòng bi côn có nhược điểm là dễ bị hư hỏng nếu bị lắp lệch tâm hoặc bị lắp với độ "rơ" dọc trục cao.
- Vòng bi tang trống: Với 2 dãy con lăn hình tang trống, đây là loại vòng bi đa năng nhất, có khả năng chịu tải trọng rất cao. Ưu điểm của loại vòng bi tang trống này là độ chắc chắn, bền bỉ, thích hợp cho các ứng dụng có độ lệch trục. Đồng thời, tuổi thọ vòng bi cũng cao ngay cả khi làm việc ở những môi trường khắc nghiệt.
- Vòng bi kim: Có thiết diện mỏng, cấu tạo gồm nhiều con lăn hình trụ với chiều dài gấp 3 - 10 lần đường kính. Do đó, tỉ lệ giữa đường kính ngoài của ổ với đường kính đường tròn nội tiếp là rất nhỏ. Khả năng chịu tải trọng hướng kính lớn, phù hợp sử dụng cho trường hợp có tải hướng kính và tải dọc trục hay yêu cầu thiết kế cần kết cấu đơn giản, nhỏ gọn với tính tinh tế cao.
- Vòng bi đũa: Có các con lăn hình trụ nên có khả năng chịu tải trọng hướng kính lớn ở tốc độ cao. Thiết kế mới EC cho vòng bi đũa một dãy có dạng hình học tối ưu giúp tăng khả năng chịu tải hướng kính và dọc trục, dễ dàng bôi trơn. Loại vòng bi đũa đặc biệt có nhiều con lăn hơn, không có vòng cách, chịu tải trọng rất cao.
- Vòng bi UCP: Đây là loại vòng bi thông dụng nhất cho các ứng dụng không chịu tải trọng cao và dễ dàng lắp đặt.
Qua bài viết trên có thể thấy vòng bi là bộ phận quan trọng trong các loại máy móc, giúp giảm ma sát và chuyền chuyển động. Tương tự vậy, trong bánh xe đẩy, vòng bi giúp bánh chịu được tải trọng cao và di chuyển dễ dàng.