Nội Dung Chính
Mùa mưa ở Việt Nam bắt đầu từ tháng mấy? Thời tiết Việt Nam là nhiệt đới nên bị ảnh hưởng khá nhiều, có xuất hiện mưa lũ rất lớn. Hằng năm, vào tháng 7 – 8 ngoài miền Bắc thường có mưa dai dẳng, kéo dài nhiều ngày. Miền Trung bắt đầu mùa mưa vào tháng 9 – 10 có thể kéo dài đến tận tháng 11. Riêng miền Nam, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5-6 trở đi cho đến gần Tết Nguyên đán.
Chính vì mưa bão có thể xảy ra bất cứ lúc nào, người dân cần phải cảnh giác có những biện pháp phòng tránh và khắc phục hiệu quả. Vậy làm thế nào để hạn chế nhất những thiệt hại do mưa bão, ngập úng gây ra? Sau đây là cách khắc phục nhà bị ngập nước sau mùa mưa bão các bạn có thể tham khảo.
1. Khắc phục sàn nhà gỗ bị co, cong vênh do ngập nước
Việc mưa lũ kéo dài rất dễ khiến cho các nhà dân ở vùng đất trũng bị ngập trong biển nước, ảnh hưởng rất lớn đến nội thất nhà ở. Với nhà có sàn làm bằng gỗ khi ngập nước sẽ dễ bị co, cong vênh. Vậy chúng ta phải làm gì để khắc phục hậu quả này?
– Với sàn gỗ công nghiệp được sử dụng khá phổ biến ở các công trình xây dựng dân dụng. Song điều hạn chế của loại sàn gỗ này là chịu ẩm kém. Khi bị ngấm nước lâu do ngập nước sẽ xuất hiện hiện tượng co rút lại và cong vênh. Mặt khác, khi nước mưa tràn vào sẽ cuốn theo các chất bẩn mắc vào các khe của sàn gỗ.
Theo các chuyên gia về nội thất tư vấn: Ngay khi nước rút, gia chủ cần lột hết các tấm ván sàn lên làm vệ sinh sạch sẽ, sấy khô, thay tấm lót mới và lát lại sàn gỗ.
– Với sàn gỗ tự nhiên: Có khả năng chịu ẩm cao hơn, tuy nhiên còn tùy thuộc vào chất lượng gỗ và thời gian bị ngâm nước sẽ có ảnh hưởng khác nhau. Do đó, sau khi nước rút bạn vẫn phải kiểm tra kỹ và tùy theo mức độ để xử lý theo các bước như trên.
2. Xử lý tường nhà bị ẩm mốc, ngấm nước
Các trường hợp nhà dân chỉ quét vôi hoặc sơn thông thường mà không có lớp sơn chống thấm khi bị ngập nước do mưa bão sẽ rất dễ bị ẩm mốc, đặc biệt là ở chân tường. Vậy cách xử lý hiện tượng này như thế nào?
- Với tường sơn nước: Sau khi nước rút, cách tốt nhất là gia chủ dùng đèn cao áp chiếu lên tường để sấy khô.
- Với tường ốp gỗ: Cũng giống như sàn gỗ, gia chủ cần tháo lớp gỗ ốp vệ sinh phần tường và gỗ sau đó ốp lại.
- Với tường dán giấy: Chắc chắn toàn bộ lớp giấy dán sẽ bị hỏng, gia chủ cần lột bỏ hết, vệ sinh tường và chờ cho khô hẳn mới dán lớp giấy mới.
Để hạn chế tình trạng ẩm mốc, bạn nên sử dụng lớp sơn chống thấm cho cả tường ngoài và trong. Tuy tốn kém nhưng bù lại tường nhà bạn sẽ luôn bền đẹp, sạch sẽ trong thời gian sử dụng.
Lưu ý: Đối với những vị trí tường trên cao bạn nên sử dụng thang nhôm gấp chữ a hỗ trợ công việc quét sơn, dán giấy hay ốp gỗ để đảm bảo an toàn cho bản thân, cũng như mang lại hiệu quả cao nhất trong khi thực hiện.
3. Xử lý đồ nội thất gia đình bị ngập nước
Khi mưa ngập, đồ nội thất của gia đình sẽ bị ảnh hưởng là điều khó tránh khỏi. Gia chủ cần có biện pháp xử lý ngay khi nước rút:
– Với đồ nội thất bằng gỗ như bàn, tủ…: sử dụng các loại dung dịch tẩy rửa chuyên dụng làm để làm sạch. Sau đó, làm khô bằng cách cho nước bay hơi và đánh lại vecni để chống ẩm, mối mọt, mục rữa.
– Với đồ nội thất làm từ các vật liệu dễ thấm hút và tích trữ nước (như đệm, xốp, thảm…): Các chất liệu này là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển nếu chúng bị ngâm nước quá lâu. Vì thế xử lý khá khó khăn, bạn cần hút sạch hết nước cho đến khi kiệt nước. Sau đó, giặt sạch bằng dung dịch giặt và khử mùi chuyên dụng, cuối cùng là tiến hành hút khô lại một lần nữa. Trường hợp bị ngâm quá lâu bị mốc thì bạn nên thay mới.
4. Đừng quên xử lý hệ thống mạng điện
Hầu hết, các gia đình hiện nay đều lắp đặt hệ thống mạng điện ngầm trong tường, bởi tính thẩm mỹ cao. Song, những tình huống ngập nước do mưa bão như này lại có ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi rất dễ xảy ra tình trạng chập mạch, hở điện.
Cách xử lý tốt nhất là khi có mưa bão bạn cần ngắt hết các thiết bị điện trước. Sau khi nước rút thì tiến hành xử lý hệ thống mạng điện. Bạn có thể nhờ tới thợ điện kiểm tra để tránh xảy ra những tai nạn thương tâm do hở điện, chập điện.
Xem thêm: Các giải pháp an toàn mùa mưa bão tránh bị điện giật