Nội Dung Chính
Đồng hồ đo nước là thiết bị đo lường được sử dụng phổ biến hiện nay. Bên cạnh đồng hồ nước dạng cơ, đồng hồ nước dạng điện tử cũng được nhiều người lựa chọn nhờ vào các tính năng đặc biệt của nó. Vậy cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cách sử dụng của đồng hồ đo nước này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Đồng hồ nước điện tử là gì?
Đồng hồ đo nước điện tử là dòng đồng hồ dùng dể đo chất lỏng và hoạt động theo dạng điện từ. Nó thông báo kết quả đo lưu lượng lên mặt số đồng hồ hiển thị qua màn hình điện tử LCD hoặc gửi tín hiệu về phòng điều hành. Đây là thiết bị đo lưu lượng bằng cảm biến được ưu chuộng sử dụng tại các tòa nhà cao tầng, nhà máy xử lí nước thải, nhà máy cung cấp nước sạch, nhà máy sản xuất, chế biến,…
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo nước điện tử
Cấu tạo
Đồng hồ nước điện tử gồm có 2 bộ phận chính: Thân đồng hồ và Mặt đồng hồ
- Thân đồng hồ
Thân đồng hồ được đúc nguyên khối bằng nhựa, inox hoặc gang đúc kết hợp lớp lót EPOXY. Thân có kết nối bằng mặt bích hoặc rắc co với hệ thống của đường ống. Đồng đo nước điện tử có cấu tạo van khá đặc biệt với phần thân đồng hồ hoàn toàn rỗng cho phép lưu chất chạy qua mà không bị vật cản.
- Mặt đồng hồ
Mặt đồng hồ bao gồm các chi tiết bảng mạch, màn hình LED hiển thị, bộ đếm cảm biến, bộ chuyển đổi tín hiệu, vị trí cấp nguồn điện.
Màn hình hiển thị điện tử của đồng hồ nước điện từ gồm các thông số như sau: Tổng lưu lượng nước hoặc lưu chất đã chảy qua đường ống, lưu lượng nước chảy qua tức thời, tốc độ dòng chảy
Bộ phát và nhận: Bước sóng được phát đi và nhận phản hồi sẽ được thu nhận và phân tích theo các cơ chế tính toán chính xác để có được dữ liệu lưu lượng lưu chất chạy qua đường ống từ đó xuất dữ liệu lên màn hình hiển thị.
Xem thêm: Những lỗi thường gặp của đồng hồ đo nước và cách khắc phục
Nguyên lý hoạt động
Đồng hồ điện tử hoạt động theo cảm ứng của faraday, cho phép phát hiện dòng chảy. Bên trong thân đồng hồ có cuộn dây điện từ tạo ra từ trường và điện cức bắt được với điện áp. Vì vậy, dù không có vật thể đo dòng chảy bên trong đường ống của đồng hồ nhưng vẫn có thể đo được.
Thông số kỹ thuật đồng hồ đo nước điện tử
- Kiểu đồng hồ: đồng hồ điện tử.
- Dạng màn hình: Màn hình liền thân (Compact) dùng cho đường ổng nổi hoặc dạng màn hình rời (Remote) dùng cho hố gas hoặc đường ống chìm.
- Kích thước đồng hồ: Từ DN15 – DN600.
- Độ sai số: ± 0.3%.
- Vật liệu thân: Gang đúc, Inox 304, Inox 316, Nhựa…
- Màn hình hiển thị: LED, LCD.
- Độ chống nước: Chuẩn IP67, IP68.
- Điện áp sử dụng: 220VAV, 24V DC/AC.
- Tín hiệu đầu ra: 4 ÷ 20 mA/hart protocol ngõ ra tần số 2÷8KHz. Giao tiếp qua giao thức RS485 dễ dàng thông báo đến tủ PLC hoặc máy tính của hệ thống.
- Đơn vị đo: m³/h, Lit/h.
- Đo Lưu lượng: Đo lưu lượng tức thời và lưu lượng tổng.
- Độ chịu nhiệt: Min 0°C÷ Max 180°C.
- Áp lực làm việc :16bar – PN16 – 16kgf/cm².
- Môi trường làm việc: Nước sạch, nước thải, hóa chất, hơi nóng, khí nóng.
- Vật liệu trong thân đồng hồ: Cảm biến (Sensor) 316L, gioăng Teflon PTFE (gioăng đệm trong thân PTFE chịu nhiệt độ và tính ăn mòn, hestalyoy hoặc titan chịu được axit và môi trường khắc nhiệt nhất).
- Kết nối mặt bích theo chuẩn BS, DIN PN16.
- Kiểm định: Có kiểm định theo yêu cầu thi công lắp đặt.
Hướng dẫn cách lắp đặt vị trí đồng hồ đo nước điện tử
- Xác định vị trí của đồng lắp trước các đầu bơm, nguồn nước hoặc sau van xả khóa khoảng cách 1m – 2m tùy vào áp lực nước. Không nên lắp đồng hồ ở các vị trí trên cao nhất theo chiều ngang hoặc chiều dọc vì nó dẫn đến các hiện tượng bị rung lắc, lưu lượng không đều, nước không đầy ống, dẫn tới tình trạng đo không có độ chính xác nhất.
- Tốc độ dòng chảy từ 1- 3 m/s phù hợp với lưu chất có chứa hạt rắn, chất rắn. Tùy vào tốc độ dòng chảy lớn nhỏ để lắp đặt kích thước ống và kích thước đồng hồ tương ống để điều chỉnh tốc độ dòng chảy phù hợp. Tốc độ dưới 1 m/s thì đường ống thu hẹp lại cho phép đồng hồ đo lưu lượng nước thải điện từ có độ đo chính xác nhất
- Đối với đồng hồ đo nước thải điện tử cần lưu ý tới lưu chất của chất lỏng là dạng gì để chọn loại phù hợp có lớp lót, chất liệu điện cực và nhiệt độ hoạt động phù hợp nhất.
- Lưu chất sử dụng cho đồng hồ có dộ dẫn điện dưới 5μs/cm. Không sử dụng đồng hồ trong môi trường có sắt từ vì từ tính cao sẽ ảnh hưởng tới kết quả đo chính xác của đồng hồ.
Ưu điểm và nhược điểm của đồng hồ đo nước điện tử
Ưu điểm đồng hồ đo nước điện tử:
- Có thể được sử dụng làm đồng hồ đo hai chiều.
- Vật liệu lót của cảm biến lưu lượng điện từ cách điện tốt và có khả năng chống ăn mòn. Vì thế, đồng hồ nước điện tử phù hợp với hầu hết các axit, bazơ, dung dịch nước.
- Khác với đồng hồ nước dạng cơ, đồng hồ nước điện tử có thể đo lường chính xác trong trường hợp nước không đầy ống nước.
- Sự tắc nghẽn của dòng chảy gần như bằng không, vì thế, đồng hồ có thể được sử dụng để đo nước thải, nước bị cặn,…
- Đồng hồ nước điện tử làm giảm sự ảnh hưởng bởi sự xáo trộn dòng chảy ngược.
- Đồng hồ nước điện tử không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về mật độ, độ nhớt, áp suất và nhiệt độ.
- Yêu cầu năng lượng điện có thể thấp (15 hoặc 20 W), đặc biệt với các loại DC xung.
Nhược điểm đồng hồ đo nước điện tử:
- Độ chính xác chỉ nằm trong phạm vi ± 1% trong phạm vi tốc độ dòng chảy là 5%.
- Kích thước khá cồng kềnh và chi phí đầu tư khá đắt.
- Những đồng hồ này chỉ có thể được sử dụng cho các chất lỏng có độ dẫn điện hợp lý.
Mua đồng hồ đo nước điện tử chính hãng ở đâu?
Đồng hồ đo lưu lượng nước là thiết bị quan trọng dùng trong ứng dụng tại gia đình, xí nghiệp….Maxbuy tự hào mang đến cho khách hàng những đồng hồ nước chính hãng, đến từ các thương hiệu lâu đời, nổi tiếng như đồng hồ nước Zermat, Zenner, Asahi,….
Tại Maxbuy, đồng hồ nước được kiểm định bởi chứng nhận chất lượng CQ. Sản phẩm có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO. Mức báo giá tốt nhất thị trường. Chính sách bảo hành sản phẩm lên đến 12 tháng. Đổi trả trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận hàng nếu sản phẩm bị lỗi do nhà sản xuất.