Nội Dung Chính
Như chúng ta đã biết từ trước, xét về tính đa dạng của van công nghiệp thì chúng khá nhiều. Mỗi loại đều có tên riêng và đặc tính nổi bật của chúng. Trong đó, chúng được chia ra làm hai kiểu là van 1 chiều và van 2 chiều. Vậy sự khác nhau giữa van 1 chiều và van 2 chiều là gì?
Giới thiệu về van 1 chiều và van 2 chiều.
Van 1 chiều là gì?
Là thiết bị chỉ cho phép dòng lưu chất đi qua vị trí van theo một hướng nhất định. Không cho phép dòng lưu chất đi qua theo hướng ngược lại. Chúng được ứng dụng nhằm bảo vệ các thiết bị trên hệ thống đường dẫn như: đường ống dẫn, thiết bị bơm, bình chứa…. Ngoài ra, loại van này còn có công dụng giảm thiểu sự rò rỉ mất mát lưu chất, điều chuyển hướng, kiểm soát dòng lưu chất khi xảy ra sự cố trong hệ thống đường dẫn.
Van một chiều được ứng dụng rất rộng rãi trong các hệ thống từ dân dụng đến hệ thống sản xuất công nghiệp như: Hệ thống cấp thoát nước tòa nhà cao tầng – nhà xưởng công nghiệp, hệ thống thông gió, chữa cháy, điều hòa không khí, xử lý chất thải…
Van 2 chiều là gì?
Van 2 chiều là dòng van công nghiệp sử dụng cho tất cả các môi trường như nước, khí, hơi. Khác với dòng van 1 chiều, chỉ cho phép lưu chất đi qua và ngăn chảy ngược lại. Đây là dòng van đóng mở lưu chất theo hai chiều. Có nghĩa là là van cho phép lưu chất đi ra và đi vào theo cả hai chiều.
Van 2 chiều là tên gọi chung của các dòng van cổng, van bi và van bướm. Đây đều là những dòng van cho phép lưu chất lưu thông qua cả hai chiều. Tùy vào hệ thống, điều kiện làm việc của chúng mà chúng ta lựa chọn loại van cho phù hợp.
Thông thường trong các hệ thống hiện nay, khi cần sử dụng đến van 2 chiều thì người ta thường dùng van bướm hoặc van cổng. Van bi được sử dụng trong các hệ thống vừa và nhỏ do giá thành cao.
Sự khác nhau về cấu tạo của van 1 chiều và van 2 chiều
Nếu nói về cấu tạo của chúng thì van 1 chiều và van 2 chiều có điểm khác nhau.
Sự khác nhau về nguyên lí hoạt động của van 1 chiều và van 2 chiều
Van 1 chiều
Khi có dòng chảy, áp lực của dòng chảy đẩy đĩa van lên và cho dòng chảy đi qua van, dưới áp lực của dòng chảy, van liên tục được mở để chất lỏng chảy qua. Khi dòng chảy ngừng, hoặc khi chảy ngược lại, bằng trọng lực bản thân, lá lật sẽ tự động đóng lại ngăn không cho lưu chất chảy theo chiều ngược lại.
Van 2 chiều
Khi bắt đầu vận hành van, trục van sẽ được truyền chuyển động từ vô lăng khi nó biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến. Trục của van được liên kết chặt chẽ với đĩa van, vì thế đĩa van sẽ di chuyển lên xuống và cắt ngang vào lưu chất bên trong đường ống. Ngược lại, khi chúng ta quay ngược lại tay van theo chiều ngược kim đồng hồ thì đĩa van cổng sẽ được di chuyển lên trên thoát dần khỏi dòng chảy và cho lưu chất lưu thông trên đường ống qua thân van. Dù lưu chảy theo hướng nào thì đều có thể được lưu chuyển qua đầu bên kia thông qua van.
Xem thêm : Van 2 chiều là gì? Một số loại van 2 chiều phổ biến
Lựa chọn và lắp đặt van 1 chiều, van 2 chiều
Van 1 chiều
Khi chọn mua hẳn các bạn sẽ được các đơn vị bán hàng giới thiệu rất nhiều loại van một chiều và không phải loại nào cũng có cấu tạo như nhau chắc chắn việc lắp đặt cũng có những điểm khác nhau, cụ thể đó là
Đối với van một chiều dạng bi là loại van có DN>250, tại thời điểm bi đi xuống có thể lắp theo hướng trục thay đổi để làm giảm hiện tượng bị búa nước ra bên ngoài và hãy cẩn thận dưới áp lực khi lắp ngang. Đinh ốc vít có thể được mở rất dễ dàng bằng tay mà không cần dùng đến các dụng cụ tháo ốc khi vận hành rất tiện lợi.
Chú ý đối với van một chiều kẹp đó là khi bạn lựa chọn lắp theo chiều ngang thì trục của móc lại không thể lắp chéo mà phải móc theo chiều đứng để đảm bảo hệ thống có thể hoạt động được và bạn có thể lắp van bằng cách sử dụng hook.
Còn van một chiều bướm dạng 2 cánh lật thì lại ngược lại khi lắp ngang thì trục của van lại cần phải được lắp theo chiều thẳng đứng và đối với loại van này có DN>150 lưu ý không được lắp van với lưu chất xuống.
Cuối cùng, đối với loại van nối ren hãy xem tiêu chuẩn nối ren ISO 228-1 nhé. Và đảm bảo tất cả các mối nối ren phải cách khoảng 1mm với ren trong cuối cùng của van để tránh tình trạng đầu của ống chạm vào cửa van xảy ra.
- Gắn đệm làm kín vào mặt bích của van
- Đặt van lên hệ thống theo đúng chiều
- Bắt bulong, ốc vit lại và siết đều
Van 2 chiều
Van 2 chiều được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực dân dụng cũng như công nghiệp. Nó sử dụng với mục đích là ngắt hoặc cho phép dòng lưu chất đi qua. Một số dòng van cũng có thể điều tiết lưu lượng lưu chất chảy qua như van bi.
Với mỗi dòng van khác nhau chúng lại có ưu nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng mà ta lựa chọn van bướm, van bi hay van cổng cho phù hợp và để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Ngoài ra, van còn có thể được gắn thêm bộ truyền động được điều khiển bằng điện hoặc khí nén. Đây là các dòng van tự động, mang lại hiệu quả tối ưu về hoạt động và tiết kiệm chi phí về nhân công hoạt động.
Địa chỉ cung cấp van 1 chiều và van 2 chiều uy tín tại Hà Nội – Hồ Chí Minh
Hiện tại có rất nhiều đơn vị cung cấp van và đồng hồ nước Tuy nhiên để lựa chọn đơn vị cung cấp van uy tín và chất lượng cũng không phải là điều dễ dàng.
Nếu bạn còn phân vân và chưa tìm được cho mình loại van và đồng hồ phù hợp . Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. Công ty MAXBUY hiện đang là đơn vị nhập khẩu trực tiếp các dòng van và đồng hồ.
Các sản phẩm chúng tôi cung cấp luôn luôn cam kết chính hãng, đầy đủ chứng chỉ Co/Cq. Hỗ trợ giao hàng trên toàn quốc và bảo hành lên tới 12 tháng cho các sản phẩm chính hãng.